Có tên trên bản đồ quốc tế vào 1875, sau 150 năm, cái tên Cảng Hải Phòng đã quá nổi tiếng và in đậm trong tâm trí người dân thành phố Hoa phượng đỏ.
Đây là cửa biển chính của miền Bắc và gắn liền với những năm tháng gian lao của đất nước trong các thời kỳ lịch sử, đồng thời cũng trở thành chất liệu cho thơ văn, nhạc họa của nhiều thế hệ văn nghệ sĩ.
Cảng Hải Phòng thời Pháp thuộc
Năm 1886, bên bờ phải của sông Cấm, tại khu vực những bức ảnh này được chụp, người Pháp đã xây 6 kho hàng và 3 cầu cảng với phí tổn hơn 1,2 triệu franc Pháp. Người Pháp cũng gọi đây là cảng chính của Bắc Kỳ. Sau năm 1955, khi người Pháp rút đi, Cảng Hải Phòng trở thành một xí nghiệp thuộc Bộ Giao thông và Bưu điện.
Vận chuyển gia súc lên tàu tại cảng năm 1920
Từ cuối những năm 1960, Liên Xô đã giúp mở rộng Cảng Hải Phòng với 12 cầu, trên chiều dài 1,7 km, cung cấp thiết bị và xây thêm kho bãi.
Cảng Hải Phòng năm 1994 với dãy cần cẩu Kirov của Liên Xô là hình ảnh đã đi vào ký ức nhiều thế hệ người đất cảng
Trong những năm chống Mỹ, nơi này đã đón hàng chục triệu tấn hàng hóa, vũ khí viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa, đồng thời cũng trở thành mục tiêu bị không quân Mỹ phong tỏa, nhiều tàu đã bị trúng bom, nhiều thủy thủ đã hy sinh.
Một khẩu thần công người xưa dùng làm trụ neo tàu phát lộ trong quá trình cải tạo cảng. Di vật này đã được Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam khai quật về trưng bày khoảng năm 2006 (ảnh chụp năm 1999)
Từ những năm 1990, có thêm nhiều đơn vị kinh doanh cảng bên bờ phải của sông Cấm. Cảng Hải Phòng cũng mở rộng theo hạ lưu sông Cấm, tới Chùa Vẽ, Đình Vũ. Đến nay, dù trên địa bàn đã có đến gần 50 cảng, và khu vực này đã trở thành Cảng Hoàng Diệu, một đơn vị của Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng, thì người đất cảng vẫn quen gọi đây là “cảng chính”, như một biểu tượng của thành phố cảng Hải Phòng.
“Cảng Hải Phòng” với những chiếc cần cẩu Kirov “con hươu” này sẽ chỉ tồn tại không lâu nữa (ảnh chụp tháng 7/2024)
Tuy nhiên, từ tháng 8 tới đây, Cảng Hoàng Diệu sẽ kết thúc hoạt động để thành phố Hải Phòng xây cầu Nguyễn Trãi nối sang bờ Bắc sông Cấm. Thông tin ấy khiến nhiều người Hải Phòng xao xuyến, nhất là những thế hệ đã từng lao động, chiến đấu trên bến cảng này, trong đó có gần 1.000 công nhân Cảng Hoàng Diệu…
Tin cùng chuyên mục:
Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Đảng ủy Tổng công ty Hàng hải Việt Nam với Đảng uỷ khối doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh và Đảng uỷ khối doanh nghiệp và cơ quan tỉnh Bình Định
Ngày 15/11, tại trụ sở Tổng công ty Hàng ...
Lô thiết bị chuyên dụng đáp ứng môi trường xanh cập bến Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Ngày 16/11, Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng ...
Cảnh báo về tình trạng giả mạo thương hiệu VIMC trong tuyển dụng và lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Kính gửi các ứng viên và cộng đồng Trong ...
THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG
THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG CÔNG TY TNHH MTV VẬN ...
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2024
(Chinhphu.vn) – Nhiều chính sách mới về hỗ trợ ...
Việt Nam – Hy Lạp tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hàng hải
Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại ...
Người lao động có thu nhập bao nhiêu một tháng được mua nhà ở xã hội?
(Tạp chí LĐ&CĐ) Theo quy định của Luật mới ...
VIMC chính thức khởi động chuỗi hoạt động kỷ niệm 30 năm thành lập
Sáng ngày 11/10, VIMC chính thức khởi động ...